Trám răng thẩm mỹ là một phương pháp điều trị thông thường trong nha khoa, thường được áp dụng trong các trường hợp răng bị mẻ, mòn cổ răng, sâu nhẹ để ngăn ngừa các tác động từ vi khuẩn, hóa chất,..tác động lên răng, giúp phục hồi lại hình dáng của răng, ngăn ngừa sâu răng tái phát.
Việc sử dụng các vật liệu trám răng có màu sắc giống với màu răng thật giúp che đi những khuyết điểm trên răng, mang lại cho bạn một nụ cười tự tin.
Trám răng thẩm mỹ
Hiện nay, composite là vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến bởi nó có những ưu điểm vượt trội về độ bền, chịu được lực và độ thẩm mỹ cao. Đây là một loại nhựa dẻo, được sản xuất theo nhiều màu răng khác nhau, từ màu sáng đến màu sậm giúp Bác sĩ dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với từng người bệnh. Răng được trám bằng composite, bạn có thể ăn nhai bình thường, màu sắc tự nhiên giống như răng thật.
Tuy nhiên, về độ bền của miếng trám composite không bằng với vật liệu amalgam trước đây. Trám bằng amalgam hay còn gọi là trám chì, là miếng trám kim loại có chứa thủy ngân và một số hợp chất kim loại khác. Tuy giá thành trám bằng vật liệu này khá rẻ nhưng tính thẩm mỹ không cao, dễ bị sậm màu và chưa được công nhận là an toàn cho sức khỏe người sử dụng nên hiện nay các nha khoa đã không còn sử dụng.
Trám răng thẩm mỹ chỉ thực hiện được ở những trường hợp răng bị sâu nhẹ, mẻ ít, mòn cổ răng,…Còn các trường hợp răng bị vỡ lớn, ê nhức thì cần được can thiệp bằng phương pháp điều trị tủy, bọc sứ mới có thể phục hồi lại thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.
Quy trình trám răng thẩm mỹ tại nha khoa Việt Khương
– Bước 1: Bác sĩ kiểm tra tổng quát xem ngoài những răng cần trám thì bạn có gặp các vấn đề răng miệng khác không để đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.
– Bước 2: Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng để làm sạch các mảng bám trước khi trám răng và sử dụng mũi khoan để lấy sạch các phần sâu ở các rãnh và kẽ răng.
– Bước 3: Làm nhám bề mặt men răng để miến trám có thể bám lâu trên men răng lâu hơn bằng một dung dịch acid nhẹ( etching), sau đó thổi khô răng. Sau đó, Bác sĩ sẽ bôi một lớp keo (bonding)- là chất liệu để composite có thể bám chắc vào men răng và chiếu đèn halogen trong vòng 20 giây.
– Cuối cùng, một lượng composite vừa đủ có màu giống với màu răng sẽ được sẽ được lấp vào chỗ sâu và được chiếu cứng bằng đèn halogen trong vòng 40 giây. Những chỗ bị vướng cộm do composite dư sẽ được Bác sĩ mài chỉnh để người bệnh có thể ăn nhai bình thường.